Bạn là một người hay chế biến thức ăn được làm từ nước cốt dừa như: Xôi, chè, kem dừa,… Do không biết cách bảo quản nước cốt dừa nên không hay chuẩn bị sẵn nước cốt dừa trong nhà dẫn đến tình trạng có thể bị thiếu nguyên liệu lúc chế biến. Vậy hãy cùng mayranghat.vn tìm hiểu cách bảo quản nước cốt dừa lâu dài qua bài viết này nhé.
Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa là loại nước vốn được lấy từ hỗn hợp cùi dừa và nước lọc. Nước cốt dừa có màu trắng đục, trông khá giống sữa. Nó có vị béo, tuy vậy nó lại khác với nước dừa bình thường.
Nước cốt dừa được sử dụng khá rộng rãi để làm các món ăn từ món ngọt đến mặn, do hương vị đặc biệt của mình, các món ăn được làm từ nước cốt dừa được tăng thêm hương vị đặc biệt hơn. Nước cốt dừa thường được chia làm 2 loại chính đó là:
- Nước cốt dừa đặc: Là phần nước được vắt đầu tiên từ dừa nạo và nước.
- Nước cốt dừa nhão: Là phần nước được vắt từ 2 – 3 lần, và có thể là các lần sau nữa tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Một số tác dụng tuyệt vời mà nước cốt dừa đem lại
Nước cốt dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa, cung cấp một lượng lớn calo cho người sử dụng và đem lại một số tác dụng tuyệt vời như sau:
- Hỗ trợ giảm mỡ bụng.
- Cải thiện cholesterol.
- Tốt cho tiêu hóa.
- Giảm kích thích và viêm loét dạ dày.
- Chống virus và vi khuẩn.
- Ngăn ngừa mỏi mệt.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nước cốt dừa để được bao lâu?
Thông thường nước cốt dừa ngay sau vắt sẽ chỉ để được từ 4-5 tiếng trong tủ mát, là bắt đầu có vi khuẩn xâm nhập. Còn nếu, nước cốt dừa tươi ngay sau khi vắt để ở ngoài nhiệt độ phòng bình thường thì sẽ rất nhanh bị hỏng và sẽ có vị chua khi sử dụng.
Bên cạnh đó, đối với nước cốt dừa đã được đóng hộp thì sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn so với nước cốt dừa tươi và thời gian này sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, đối với nước cốt dừa đóng hộp sau khi mở thì thường sẽ được bảo quản từ 7-10 ngày tùy thuộc vào cách bảo quản của bạn.
Cách làm cũng như cách bảo quản nước cốt dừa đơn giản tại nhà
Đối với các hộ gia đình quan ngại về việc mua nước cốt dừa đóng hộp về sử dụng vì lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoặc bạn đang có sẵn những quả dừa béo ngậy ngay tại nhà và muốn tự tay làm nước cốt dừa thì hãy tham khảo cách làm nước cốt dừa đơn giản tại nhà ngay sau đây nhé!
Cách làm nước cốt dừa đơn giản tại nhà
Muốn làm được mẻ nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy, trước tiên ngay sau khi mua dừa bạn phải đục lỗ trên quả dừa để đổ hết quả dừa ra ngoài. Sau đó, bỏ quả dừa làm đôi để đem đi nướng ở lò vi sóng ở nhiệt độ khoảng 200°C trong 15’ (Nướng cả vỏ cùi), cho đến khi cùi co lại và vỏ khô thì công đoạn tách sẽ trở nên dễ dàng hơn.
>>Mua máy vắt nước cốt dừa và máy nạo dừa chỉ với 3.2 triệu đồng!
Sau đó, bạn tách lấy phần cùi bên trong, đem đi rửa sạch và cắt nhỏ để có thể xay dễ dàng hơn. Một lưu ý nhỏ là phần nước dừa bạn cũng nên đem đi làm nóng, sau đó mới đem đi xay cùng cùi dừa và với nước trắng. Như vậy, nước cốt dừa được làm ra cũng sẽ bảo quản được lâu hơn so với nước cốt dừa khi nước dừa không được làm nóng trước khi xay.
Cuối cùng, bạn chỉ việc vắt lấy cốt dừa là xong, bạn có thể đổ vào cái rây hoặc miếng vải mỏng để có thể vắt đều được. Để tận dụng tối đa quả dừa, sau khi vắt hết nước bạn cũng có thể mang phần dừa vào lò nướng sấy khô để làm dừa sấy cũng được.
Ngoài ra, để nước cốt dừa được béo ngậy nhất, bạn chỉ nên dùng nước cốt dừa sau khi vắt một lần đầu, đây sẽ là nước cốt dừa ngon nhất. Thành phần nước cốt dừa đã hoàn thành có một màu sữa, giống như sữa bò.
Đối với những cơ sở kinh doanh có thể tham khảo một số máy ép cốt dừa ở Viễn Đông.
Một số máy ép cốt dừa Viễn Đông đang cung cấp.
Do nhu cầu của người tiêu dùng nên việc thay thế ép cốt dừa bằng tay là một điều cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh nước cốt dừa.
Máy ép nước cốt dừa 2HP
Máy ép nước cốt dừa Viễn Đông ra đời với mục đích ép phần cơm dừa để có thể được nước cốt dừa béo ngậy nhất. Phần dư duy nhất chỉ còn lại là vỏ và bã dừa. Nước cốt dưa sau khi được ép xong sẽ được chế biến và đóng hộp và phân loại bán trên thị trường. Hoặc bạn cũng có thể cung cấp đến các cơ sở sản xuất kẹo dừa, kem sữa dừa,…
Do máy ép có công suất khá lớn, giúp cho máy ép nhanh, khỏe.Động cơ hoạt động ổn định có thể ép kiệt tới 30-40kg/ giờ như vậy, với một chiếc máy đã có thể cho năng suất tương đương với 3-4 người làm thủ công một lúc, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian sản xuất.
Xem thêm: Tổng hợp 3 máy ép nước cốt dừa công nghiệp Viễn Đông 2022!
Máy ép nước cốt dừa dùng tay
Các loái máy ép cốt dừa bằng tay là những dòng máy có năng suất rất nhỏ nhưng lại được nhiều người ưa thích và sử dụng bởi:
- Nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng
- Quá trình bán thủ công đơn giản và đỡ tốn công hơn việc làm bằng tay
- Sử dụng đa năng, ngoài ép nước cốt dừa còn có thể để vắt nước làm ruốc nấm hay vắt nước làm tinh bột nghệ, phù hợp sử dụng trong hộ gia đình.
Máy ép nước cốt dừa dùng tay này gồm 4 bộ phận chính: trục ép, khuôn ép, máng xả nước cốt dừa, khung máy. Các chi tiết này dễ tháo rời khi vệ sinh, chất liệu inox đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách bảo quản nước cốt dừa được lâu tại nhà
Sau khi làm ra những nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy, việc bảo quản cũng rất quan trọng, sau đây là một số cách bảo quản nước cốt dừa đơn giản mà bạn có thể tham khảo.
Bảo quản nước cốt dừa trong lọ thuỷ tinh
Ngay sau khi nước cốt dừa vừa được vắt xong, bạn có thể sử dụng lọ thủy tinh nhỏ để bảo quản. Cách thực hiện thì hoàn toàn đơn giản, chỉ cần đổ nước cốt dừa vừa được ép xong vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp lại và sau đó bỏ vào tủ mát. Khi sử dụng cách bảo quản này, nước cốt dừa bạn làm ra hoàn toàn có thể được bảo quản từ 2 – 3 tuần.
Bảo quản nước cốt dừa trong ngăn đông tủ lạnh
Đây là một trong những cách bảo quản nước cốt dừa khá hữu ích, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách này để bảo quản nước cốt dừa mình làm với thời gian dài lên đến 6 tuần. Việc bảo quản này rất đơn giản, bạn chỉ cần biến nước cốt dừa đông thành đá trong tủ đông lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại khay đá để có thể dễ dàng hơn trong việc lấy nước cốt dừa khi sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên để trong tủ quá lâu tránh trường hợp nước cốt dừa bị biến chất.
Bảo quản nước cốt dừa nhờ vào chất bảo quản axit citric
Ngoài những cách trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng axit hữu cơ citric để bảo quản nước cốt dừa của mình. Đây là một axit có các dạng nhân tạo thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm chế biến và thuốc điều trị bệnh. Nên sử dụng hoàn toàn không có tác hại đến cơ thể.
Việc của bạn cần làm là đổ nước cốt dừa vào hũ thủy tinh, hòa tan một lượng nhỏ axit citric và đậy kín nắp lại. Sau đó, cho hũ thủy tinh vào nồi nước sôi và luộc khoảng 20’ rồi vớt ra chậu lạnh. Như vậy, nước cốt dừa bạn làm có thể bảo quản lên đến 3 tháng rồi.
Một số lưu ý khi sử dụng nước cốt dừa qua bảo quản
Tuy có thể bảo quản được nước cốt dừa trong thời gian lâu bằng những cách kể trên. Nhưng khi sử dụng bạn vẫn nên kiểm tra kỹ xem có bị biến đổi gì về màu sắc, hay có mùi vị nào lạ hay không, nếu có thì nên bỏ đi, vì thời gian bảo quản kể trên chỉ mang tính chất tương đối.
Việc bảo quản nước cốt dừa trong tủ lạnh cũng mang nhiều rủi ro bởi khi mất điện trong thời gian dài hoặc nguồn điện không ổn định thì cũng sẽ khiến nước cốt dừa bị hỏng.
Ngoài ra, khi bảo quản nước cốt dừa bạn cũng nên chia nhỏ từng hộp riêng. Bởi khi sử dụng, bạn chỉ cần mở nắp một hộp thì việc bảo quản cũng chỉ được khoảng 3 – 5 ngày nữa mà thôi
Như vậy qua bài viết trên mayranghat.vn đã chia sẽ cho bạn cách bảo quản nước cốt dừa giữ nguyên được hương vị thơm ngon vốn có. Hi vọng bạn đã có thêm cách bảo quản và sử dụng nước cốt dừa thật hữu ích cho bàn thân và gia đình. Ngoài ra, nếu bạn tìm mua các loại máy ép nước dừa thì hãy liên hệ với Viễn Đông ngay để được các nhân viên tư vấn hỗ trợ cụ thể nhé.
Ý kiến bạn đọc (0)