Vì những công dụng hữu ích của sữa đậu nành mà nhiều người lựa chọn tự làm tại nhà thức uống ngon lành này cho gia đình. Tuy nhiên, khi làm gặp phải tình trạng sữa đậu nành bị tách nước. Tại sao nấu sữa đậu nành bị tách nước cùng mayranghat.vn tìm hiểu nhé!
Tại sao nấu sữa đậu nành bị tách nước?
Công thức làm sữa hạt điều tuy đơn giản nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề mà người mới bắt đầu hay gặp phải. Một trong số đó là hiện tượng sữa đậu nành bị tách nước. Sau đây là 3 nguyên nhân dẫn đến tách nước ở sữa đậu nành của chúng ta.
Đầu tiên phải nói đến đó là trong sữa đậu nành có chất Casein. Mặt khác, axit Lactic được tạo ra từ vi khuẩn Lactic sinh ra trong các tạp khuẩn có hại trong quá trình nấu và bảo quản sữa đậu nành không đảm bảo. Khi Casein gặp axit Lactic với độ chua nhất định sẽ tạo kết tủa.
Như các bạn đã biết, trong hạt đậu nành hay các loại hạt khác có chứa một hàm lượng chất béo nhất định. Hay khi chúng ta xay và lọc nước đậu, phần bột nhuyễn vẫn còn đọng lại trong nước sữa. Phần chất béo không tan ra hoặc phần bột nặng hơn nên lắng xuống dưới là cũng 2 nguyên nhân khiến đậu nành bị tách nước.
Vậy khi sữa đậu nành bị tách nước có uống được không? Khi nước sữa đậu nành bị tách nước do phần bột nắng xuống dưới thì bạn chỉ cần lắc đều lên trước khi uống là được. Đối với các nguyên nhân khác, bạn nên bỏ sữa đậu đi để tránh gây hại cho sức khỏe.
Cách nấu sữa đậu nành không bị tách nước thơm ngon, an toàn
Để học được cách nấu đậu nành ngon không bị kết tủa, bạn thao khảo phương pháp mà Viễn Đông chia sẻ sau đây nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200g hạt đậu nành, lưu ý chọn những hạt đậu da căng, mịn, màu vàng tươi, không sâu, không mốc
- 100g đường
- Nước
- 1 tấm vải xô
- Máy xay
Cách nấu sữa đậu nành
Bước 1: Sơ chế hạt đậu nành
Trước tiên, những hạt đậu nành sau khi mua về cần được đem đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước lọc trong vòng 6-8 tiếng. Khi rửa cần loại bỏ các hạt kém chất lượng nổi lên trên. Trong quá trình ngâm bạn nên cho 1 thìa cà phê muối và thay nước 1-2 lần để đậu không bị chua làm ảnh hưởng đến hương vị sữa.
Bước 2: Xay hạt đậu nành
Chuẩn bị 1,5 lít nước sạch đun sôi để cho máy xay giúp làm nhuyễn, làm mềm hạt đậu nành hơn, bên cạnh đó thì còn giúp sữa của chúng ta không bị tách lớp. Bạn có thể chia ra thành nhiều lần xay để máy dễ xay hơn.
Bước 3: Lọc nước đậu
Đặt miếng vải sạch lên trên 1 chậu lớn, rồi từ từ đổ nước đậu đã xay ở trên vào trong chậu. Tiếp đó sử dụng tay để vắt lấy nước và bỏ phần bã đậu. Bạn có thể lọc 2-3 lần để lấy chất dinh dưỡng và nước đậu nhiều nhất. Bã đậu nành không sử dụng đến nữa có thể dùng để bón cho cây trồng rất tốt.
Bước 4: Nấu sữa đậu nành
Cho nước đậu nành sau khi đã lọc vào trong nồi cùng với vài lá nếp, sử dụng lửa nhỏ và khuấy đều để tránh bị vón cục. Nếu bạn muốn cho thêm đường, sữa thì nên khuấy đề chúng tan vào nhau và để đường không bị cháy ở đáy nồi.
Cách bảo quản sữa đậu nành để không bị kết tủa
Ngoài cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng, thì bạn cũng cần biết cách bảo quản để tránh tình trạng sữa đậu nành bị kết tủa. Bảo quản sữa đậu nành đúng cách như sau:
Sau khi sữa được nấu bạn để nguội rồi cho vào các chai thủy tinh đậy nắp lại, không nên sử dụng chai nhựa và bình giữ nhiệt, vì có thể tạo môi trường để vi khuẩn phát triển và làm hại đến sức khoẻ con người. Để sữa trong nhiệt độ 2-3°C ngăn mát tủ lạnh. Sữa tốt nhất nên được uống ngay, chỉ nên để 2-3 ngày để chất lượng sữa được đảm bảo nhất.
Qua những chia sẻ về nguyên nhân tại sao nấu sữa đậu nành bị tách nước và cách làm chuẩn hy vọng rằng Viễn Đông có thể giúp bạn nấu được nồi sữa đậu thơm ngon.
Ý kiến bạn đọc (0)