Sữa đậu nành là món đồ uống luôn được mọi người hết sức ưa chuộng, đặc biệt là chị em phụ nữ bởi không chỉ với hương vị tươi mát mà còn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. à việc tìm hiểu để làm một ly sữa đậu nành ngay tại nhà đã được mọi người quan tâm từ lâu. Nhưng “tại sao sữa đậu nành bị kết tủa” có lẽ là câu hỏi nhiều nhất được đặt ra với những người đã từng làm và đang có ý định làm sữa đậu nành.
Với nhu cầu sử dụng sữa đậu nành ngày càng cao, việc chế biến sữa đậu nành cũng được chú trọng hơn rất nhiều. Nhưng trước làm ra một ly sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng thì việc phải trả lời cho câu hỏi “tại sao sữa đậu nành bị kết tủa” lại khiến nhiều người gặp khó khăn. Vậy thì hãy cùng mayranghat.vn trả lời trong bài viết này nhé.
Lợi ích của sữa đậu nành đối với sức khỏe
Sữa đậu nành đang được tiếp thị như một thực phẩm hết sức thần kì với rất nhiều công dụng và cải thiện rất tốt sức khỏe của mọi người, việc thường xuyên sử dụng sữa đậu nành sẽ đem lại lợi ích gì cho cơ thể.
Kiểm soát cân nặng
Hàm lượng chất xơ trong sữa đậu nành rất cao, giúp bạn kiểm soát và thay đổi đáng kể chỉ số BMI và cholesterol trong máu, có tác dụng giảm thiểu nguy cơ béo phì và cao huyết áp. Sử dụng sữa đậu nành kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng của mình một cách rất hiệu quả.
Ngăn ngừa lão hóa
Một trong những tác dụng rất tuyệt vời của sữa đậu nành đó chính là giúp làn da của bạn được cải thiện hơn rất nhiều, hạn chế mụn nhọt và ngăn ngừa hiện tượng lão hóa. Không chỉ vậy, một nghiên cứu còn chỉ ra rằng sữa đậu nành có tác dụng làm giảm triệu chứng tăng sắc tố da và hạn chế sự phát triển của các sắc tố cam.
Tốt cho tim mạch
Với hàm lượng cholesterol nhỏ, sữa đậu nành được sử dụng như một loại “thuốc” giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và các bênh liên quan tới mỡ máu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng giúp điều tiết lượng lipid có trong huyết tương làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này. Các loại vitamin, khoáng chất, chất béo trong sữa đậu nành cũng đều có tác dụng nâng cao sức khỏe tim mạch.
Cải thiện mái tóc của bạn
Chắc ít người biết rằng, sử dụng hợp lý sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp cải thiện mái tóc của bạn rất nhiều. Xóa tan nỗi lo tóc yếu, tóc xơ, 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp mái tóc của bạn chắc khỏe hơn và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.
Xương chắc khỏe hơn
Trong sữa đậu nành có rất nhiều canxi nên rất tốt cho xương. Canxi chính là yếu tố quan trọng cấu thành nên xương, vì vậy việc bổ sung canxi mỗi ngày với sữa đậu nành sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và mất xương ở những chị em ở ngoài tuổi xuân. Việc bổ sung canxi hợp lý cũng giúp duy trì và bảo vệ cấu trúc nguyên vẹn của xương.
Vậy “tại sao sữa đậu nành bị kết tủa” ?
Trả lời cho câu hỏi mà các bạn đang rất băn khoăn “tại sao sữa đậu nành bị kết tủa” đó là sữa đậu nành bị kết tủa là do Casein bị kết tủa ở độ PH nhất định đa phần là do độ PH> 7 dẫn tới sữa đậu nành bị chua. Độ chua đó là do axit Lactic được tạo ra bởi vi khuẩn Lactic có trong sữa đậu nành.
Ở một số thực phẩm, axit Lactic là chất có lợi cho sức khỏe của con người và là nguyên liệu chính trong các quá trình lên men thực phẩm. Tuy nhiên, ở sữa đậu nành, axit này lại sinh ra bởi các tạp khuẩn có hại với sữa đậu nành, khiến sữa bị chua và không thể sử dụng tiếp được. Quá trình kết tủa hay còn gọi là đông đặc của sữa đậu nành là do sữa đã bị nhiễm khuẩn, mà nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do quá trình nấu sữa và bảo quản không đúng.
Một số cách bảo quản để tránh sữa đậu nành kết tủa
Sau khi đun sôi sữa bạn hãy để nguội rồi cho lần lượt vào các chai thủy tinh và đóng chặt nắp lại, sau đó để vào bảo quản trong điều kiện 3-7 ºC trong tủ lạnh. Lưu ý: bạn không bảo quản trong chai nhựa và bình giữ nhiệt. Dù sữa đã nguội nhưng khi đổ vào chai nhựa, các hạt vi nhựa siêu nhỏ vẫn sẽ chảy ra hòa vào với sữa rất độc hại đối với người sử dụng. Và khi bảo quản lâu trong bình giữ nhiệt cũng sẽ trở thành môi trường để vi khuẩn phát triển .
Và khi sử dụng, bạn nên chế biến một lượng vừa phải, uống hết ngay hoặc để trong thời gian ngắn, tránh gây lãng và việc bảo quản cũng khó khăn hơn. Ngoài ra, sử dụng sữa đậu nành tới đâu thì pha thêm đường tới đó để có thể bảo quản trong thời gian lâu hơn.
Hy vọng qua bài viết bạn có đã có câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi hết sức hóc búa đó “tại sao sữa đậu nành bị kết tủa”, sẽ giúp bạn làm ra những ly sữa đậu nành thơm ngon bổ dưỡng hơn cho mình và gia đình yêu thương.
Ý kiến bạn đọc (0)